Giới thiệu chung
Thực hiện Đề án phát triển du lịch bền vững gắn với phát triển kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2024.
Với mục đích tăng cường công tác truyền thông và quảng bá hình ảnh huyện Sóc Sơn, đồng thời mang đến các trải nghiệm thú vị cho người yêu thể thao nhằm tăng cường sức khoẻ và khám phá các địa điểm du lịch đặc sắc của huyện Sóc Sơn.cùng gặp gỡ và tìm hiểu các địa điểm, sản phẩm du lịch của huyện, UBND huyện Sóc Sơn đã tổ chức Chuỗi hoạt động chuyên đề sản phẩm du lịch thể thao thường niên huyện Sóc Sơn năm 2024, chuỗi hoạt động gồm các nội dung cụ thể như sau:
I. GIẢI CHẠY BỘ
1. Ngày thi đấu chính thức: Ngày 22 tháng 12 năm 2024
2. Đối tượng tham gia và điều kiện tham dự
- Tất cả các cá nhân tham gia cần đăng ký với BTC.
- Đối với cự ly 10km, yêu cầu VĐV phải đủ 12 tuổi trở lên.
3. Cự ly thi đấu: Bao gồm 2 cự ly: 10 km và 5 km
4. Lộ trình:
- Cung đường 05km: Xuất phát tại cổng xuất phát, trước cửa Ban Quản lý Đền Sóc Sơn, chạy làn phải về phía Học viện Phật giáo, rẽ phải vào Đường 35, chạy 2,5km và quay đầu chạy về đích (cũng là điểm xuất phát).
- Cung đường 10km: Xuất phát tại cổng xuất phát, trước cửa Ban Quản lý Đền Sóc Sơn, chạy làn phải về phía Học viện phật giáo, rẽ phải vào Đường 35, chạy 5km và quay đầu chạy về đích (cũng là điểm xuất phát).
5. Quy định về thời gian:
Cự ly |
Xuất phát |
Thời gian kết thúc (COT) |
Có mặt |
---|---|---|---|
10 km |
06:00 |
08:00 (2 tiếng) |
05:00 |
05 km |
06:15 |
08:00 (1.5 tiếng) |
05:30 |
Thời gian giới hạn quy định cho từng cự ly thi đấu như quy định ở trên. Các VĐV không hoàn thành cự ly trong khoảng thời gian giới hạn sẽ không được tính là hoàn thành cuộc đua.
6. Thời gian giới hạn:
Thời gian giới hạn quy định cho từng cự ly thi đấu như quy định ở trên. Các VĐV không hoàn thành cự ly trong khoảng thời gian giới hạn sẽ không được tính là hoàn thành cuộc đua.
II. GIẢI ĐUA XE ĐẠP ĐỊA HÌNH
1. Ngày thi đấu chính thức: Ngày 22 tháng 12 năm 2024
2. Đối tượng tham gia và điều kiện tham dự
1.1. Đối tượng
- Là công dân Việt Nam có đủ sức khoẻ, không trong thời gian bị can đều được tham dự giải.
- Là người nước ngoài sinh sống và làm việc hợp pháp tại việt nam.
- Là các cá nhân đam mê và yêu thích xe đạp thể thao.
1.2. Điều kiện tham dự giải
- Các đoàn VĐV đăng ký thi đấu theo đúng qui định.
- VĐV tham gia thi đấu có đủ sức khỏe.
- VĐV chuyên nghiệp không được tham gia (Không thi đấu các giải trong hệ thống chuyên nghiệp từ 5 năm trở lên mới được tham gia thi đấu).
2. Nội dung thi đấu
2.1. Nhóm nam trẻ từ 45 trở xuống.
2.2. Nhóm nam cao từ 46 trở lên.
2.3. Nhóm nữ (1 nhóm không hạn chế tuổi)
3. Cự ly trình thi đấu: 18km
4. Lộ trình: Xuất phát tại cổng đền Gióng, rẽ phải đi đường hướng đi Đập Đồng Quan, rẽ phải vào đường Thung Lung Xanh, rẽ trái vào đường ven Hồ Kèo Cà, rẽ trái đi Núi Xẻ, rẽ phải hướng đi Đập Đồng Quan, rẽ trái hướng đi khu tập thể F371, rẽ trái hướng đi khu du lịch Văn Hiến Tâm Linh Văn Lang, rẽ phải về đích tại cổng đền Sóc.
5. Luật và thể thức thi đấu
5.1. Áp dụng luật thi đấu: Áp dụng luật thi đấu xe đạp địa hình Việt Nam và điều lệ này.
5.2. Phương tiện: Xe MTB, Lốp có gai, kích cỡ lốp từ 1.95 trở lên, vành 26 trở lên và có ít nhất 1 phuộc nhún giảm sóc.
5.3. Số đeo: BTC cấp số đeo cho VĐV số đeo trên xe và người.
5.4. Trang phục: Phải đồng nhất trong đội, sạch sẽ, gọn gàng; các VĐV phải đội mũ an toàn, trang bị các dụng cụ bảo hiểm khác theo quy định.
6. Địa điểm, thời gian tổ chức
- Địa điểm check in và họp chuyên môn tại phòng họp của ban quản lý khu di tích đền Sóc, Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội.
- Thời gian đóng đích cho mỗi nội dung thi đấu là 1h20 phút.
Một số hình ảnh công tác chuẩn bị cho chuỗi hoạt động thể thao ngày 22/12/2024 tại huyện Sóc Sơn:
ANTD.VN - Xác định việc cập nhật, bổ sung mã định danh chủ phương tiện và dữ liệu đăng ký xe là chủ trương lớn, trong những ngày qua, lực lượng Công an Thủ đô đã nỗ lực nhập liệu và đến nay, đã hoàn thành hơn 82% khối lượng công việc...
Quyết tâm thực hiện chủ trương lớn
Thượng tá Khuất Mạnh Thuyết, Phó trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết, việc cập nhật, bổ sung mã định danh chủ phương tiện và dữ liệu đăng ký xe là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh cải cách hành chính, nhằm giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại khi giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện.
Nhận thức rõ việc này, đồng thời thực hiện hiệu quả ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an và đảm bảo việc cập nhật, bổ sung mã định danh của chủ phương tiện theo lộ trình, cuối tháng 5/2024, CATP Hà Nội ban hành Kế hoạch tiếp tục rà soát, xác minh, cập nhật, bổ sung mã định danh của chủ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
![]() |
Cán bộ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch nhập liệu mã định danh chủ phương tiện và dữ liệu đăng ký xe |
Giữa bộn bề của nhiệm vụ triển khai Luật Căn cước có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024, lực lượng Cảnh sát khu vực một lần nữa đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” thu thập thông tin của chủ phương tiện về cập nhật vào hệ thống dữ liệu chung.
Trung tá Bùi Thị Hoàng Hà, Đội trưởng Đội Cảnh sát QLHC về TTXH - CAQ Nam Từ Liêm cho biết, cán bộ Đội đã trực tiếp hướng dẫn từng Cảnh sát khu vực để làm đúng, trúng sau đó, chuyển giao cho Đội Cảnh sát giao thông đối chiếu, cập nhật vào hệ thống dữ liệu. Với cách làm bài bản, tính đến 9h30 ngày 29-7, CAQ Nam Từ Liêm đã hoàn thành 96,95% số phương tiện trên phần mềm dữ liệu dân cư mở rộng. Theo chỉ huy CAQ Nam Từ Liêm, trong những những ngày tiếp theo, đơn vị sẽ rà soát, hậu kiểm đảm bảo chính xác “đúng, đủ, sạch, sống” số lượng phương tiện, mã định danh chủ phương tiện trên hệ thống dữ liệu dân cư mở rộng.
Xác định vai trò người đứng đầu đơn vị
Theo chỉ huy Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, mục đích đặt ra của kế hoạch nhằm xác định cụ thể vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu rà soát, xác minh, bổ sung dữ liệu đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và các trường thông tin còn thiếu của chủ phương tiện cơ giới đường bộ vào phần mềm quản lý phương tiện của Bộ Công an bảo đảm dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”.
Tăng cường các biện pháp, giải pháp quán triệt, chỉ đạo, hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện cập nhật, cơ quan, dữ liệu về chủ xe là cá nhân trên hệ thống đăng ký xe, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về phương tiện cơ giới đường bộ. Qua đó, xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tập thể, cá nhân trong việc tham gia xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý phương tiện.
Kế hoạch cũng đặt ra yêu cầu, các đơn vị chú trọng phát huy những biện pháp quản lý truyền thống kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác rà soát, xác minh, từ đó, đề ra các giải pháp quản lý đúng quy định và phù hợp trong tình hình mới.
Đồng thời, huy động và phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong công tác rà soát, cập nhật, phối hợp xác minh bảo đảm phục vụ hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cập nhật bổ sung mã định danh của chủ phương tiện lên hệ thống đăng ký, quản lý xe.
Tính đến 9h30 ngày 29-7, toàn thành phố đã cập nhật hơn 82% số lượng mã định danh chủ phương tiện vào hệ thống dữ liệu dân cư mở rộng, chuyển sang giai đoạn kiểm tra tính chính xác của số liệu đã nhập. Đạt được kết quả này một phần nhờ sự nỗ lực của lực lượng công an, phần khác là sự đồng tình, ủng hộ của người dân, bởi Hà Nội là một thành phố có số lượng phương tiện cá nhân lớn, không dễ dàng khi xác định chính xác chủ sở hữu.
Ngày 21/5/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) đã ban hành Quyết định số 826/QĐ-BTTTT phê duyệt “Chương trình thúc đẩy, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh hiện diện trực tuyến tin cậy, an toàn với các dịch vụ số sử dụng tên miền quốc gia “.vn” ở các tỉnh, thành phố trên cả nước giai đoạn 2024 - 2025” (gọi tắt là “Chương trình hiện diện trực tuyến với tên miền quốc gia .vn").
Đây là sáng kiến được Bộ Thông tin và Truyền thông khởi xướng nhằm phổ cập tên miền quốc gia “.vn” đến toàn dân, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số của đất nước, hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 tối thiểu đạt 1 triệu tên miền “.vn”. Với vai trò là đơn vị được Bộ Thông tin và Truyền thông giao chủ trì triển khai Chương trình, Trung tâm Internet Việt Nam gửi các nội dung về chương trình làm tài liệu để giúp các cơ quan báo chí, các cơ quan tổ chức khác có thông tin khai thác tuyên truyền về Chương trình.
Tên miền quốc gia “.vn” gắn với các dịch vụ số (website/email..) là phương tiện đưa người dân, doanh nghiệp hiện diện trực tuyến an toàn, tin cậy trên mạng Internet Năm 1994, tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” lần đầu tiên xuất hiện trên Internet đánh dấu chủ quyền Việt Nam trên không gian mạng. Trong suốt hành trình 30 năm đó, tên miền “.vn” vẫn luôn khẳng định được vai trò quan trọng trong việc kết nối người dân với môi trường số. Hiện nay, theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam, Việt Nam đã có hơn 613 ngàn tên miền .vn, đứng thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 10 châu Á - Thái Bình Dương và đứng thứ 40 trên thế giới. Trước bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc hiện diện trực tuyến là nhu cầu cấp thiết đối với người dân, doanh nghiệp. Theo đó, tên miền quốc gia “.vn” gắn với các dịch vụ số (wesite/email) đã trở thành nhân tố định danh an toàn, tin cậy thể hiện thương hiệu, hình ảnh người dùng Việt trên môi trường số, giúp người dân, doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế số, xã hội số. Các thông tin trực tuyến sẽ trở nên tin cậy và an toàn hơn khi sử dụng các dịch vụ số gắn liền với tên miền quốc gia ".vn", được xác định danh tính chủ thể đăng ký rõ ràng và minh bạch.
Ông Nguyễn Huy Dũng - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhận định “Việc chuyển đổi mô hình từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh trực tuyến là xu hướng tất yếu. Sự hiện diện trên mạng Internet với tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” là chìa khóa giúp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong nước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ và phát triển kinh doanh trực tuyến một cách chuyên nghiệp, bền vững, tin cậy, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số. Sử dụng tên miền quốc gia “.vn” cũng là góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền số quốc gia trên không gian mạng”.
Hình ảnh 1: Ông Nguyễn Huy Dũng – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Chương trình hiện diện trực tuyến với tên miền quốc gia .vn: Phổ cập tên miền quốc gia “.vn” toàn dân Ngày 21/5/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) đã ban hành Quyết định số 826/QĐ-BTTTT phê duyệt “Chương trình thúc đẩy, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh hiện diện trực tuyến tin cậy, an toàn với các dịch vụ số sử dụng tên miền quốc gia “.vn” ở các tỉnh, thành phố trên cả nước giai đoạn 2024 - 2025” (gọi tắt là “Chương trình hiện diện trực tuyến với tên miền quốc gia .vn"). Đây là sáng kiến được Bộ Thông tin và Truyền thông khởi xướng nhằm phổ cập tên miền quốc gia “.vn” đến toàn dân, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số của đất nước, hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 tối thiểu đạt 1 triệu tên miền “.vn”.
Điểm nhấn Chương trình này ở hai chính sách lớn: Thứ nhất, miễn phí 2 năm tên miền "biz.vn" cùng các dịch vụ số cơ bản như thiết lập trang web, thư điện tử (email) cho doanh nghiệp mới thành lập trong vòng 01 năm và cho các hộ kinh doanh cá thể. Chính sách này nhằm thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể nhanh chóng thiết lập sự hiện diện trực tuyến của mình trên môi trường số, kinh doanh trên môi trường số, phát triển kinh tế số. Thứ hai, miễn phí 2 năm tên miền "id.vn" cùng các dịch vụ số cơ bản như thiết lập trang web, trang nhật ký trực tuyến, hồ sơ ứng tuyển khi tìm kiếm việc làm (CV), thư điện tử (email) cho người dân trong độ tuổi từ đủ 18-23 tuổi. Chính sách này nhằm thúc đẩy thế hệ trẻ nhanh chóng thiết lập sự hiện diện trực tuyến của mình trên môi trường số, phát triển xã hội số.
Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu đạt tối thiểu 400.000 tên miền “id.vn” và “biz.vn” cùng các dịch vụ số được đăng ký sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025, và đạt ít nhất 1 triệu tên miền “.vn” vào năm 2025, lọt vào tốp 20-30 thế giới, với tỷ lệ 9-10 tên miền “.vn” trên 1.000 dân. Đánh giá về chỉ tiêu này, từ góc độ của đơn vị được giao chủ trì triển khai Chương trình, ông Nguyễn Hồng Thắng – Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam khẳng định “đây là con số rất lớn cho thấy sự kỳ vọng của Bộ TTTT trong việc phổ cập tên miền quốc gia “.vn”.Tuy nhiên, VNNIC cũng thể hiện quyết tâm “Đây là việc cần thiết phải làm, cũng là trách nhiệm và sứ mệnh của VNNIC nhằm thúc đẩy phát triển xã hội số, phát triển kinh tế số, Internet Việt Nam an toàn, lành mạnh, tin cậy với tên miền quốc gia “.vn” và các dịch vụ số do doanh nghiệp Việt Nam tạo ra và vận hành”.
Nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp về hiện diện trực tuyến là vấn đề cốt lõi Chương trình Hiện diện trực tuyến với tên miền “.vn” tạo ra một nhận thức quan trọng cho người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các cửa hàng bán lẻ... là cần phải hiện diện chính danh thông qua tên miền quốc gia “.vn” và website trên Internet. Website là phương tiện gốc, là ngôi nhà trên Internet. Các phương tiện khác như mạng xã hội để bổ trợ thêm. Một trong những thách thức khó khăn lớn nhất hiện tại cần giải quyết đó là làm sao để cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về sự hiện diện trực tuyến trên môi trường Internet. Để giải quyết bài toán này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra những hành động cụ thể, toàn diện.
Chương trình huy động sự tham gia, phối hợp, giám sát, thúc đẩy của các địa phương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, lực lượng thanh niên cùng nhiều cơ quan, đoàn thể, ban ngành chung sức vào cuộc. Bằng cách triển khai quy mô lớn, có sự tham gia, giám sát, thúc đẩy có trách nhiệm của hệ thống chính quyền các tỉnh, thành phố, Cụ thể: - Ở mỗi tỉnh, thành phố, trên cơ sở chỉ đạo xuyên suốt của UBND, Sở TTTT được giao nhiệm vụ chủ trì triển khai chương trình gồm: xây dựng, tham mưu, tổ chức triển khai, giám sát, báo cáo kết quả chương trình tại địa phương. Đặc biệt, ở địa phương có sự tham gia tích cực và có trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, tổ chức CT-XH. - Phối hợp các nguồn lực của các tổ chức, đoàn thể để hỗ trợ trực tiếp cho người dân, doanh nghiệp. Tại địa phương có 2 lực lượng nòng cốt sẽ tham gia hỗ trợ trực tiếp đó là Tổ CNSCĐ và đoàn viên, thanh niên của tỉnh, thành đoàn.
Hiện nay 2 lực lượng này được tổ chức sâu rộng tới các địa bàn. Các hoạt động cụ thể của Tổ CNSCĐ và đoàn viên, thanh niên thuộc tỉnh, thành đoàn gồm: o Tuyên truyền: Phối hợp với các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền về lợi ích và cách thức sử dụng tên miền “.vn”; o Tư vấn và hỗ trợ: Hướng dẫn kỹ thuật cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình đăng ký và sử dụng tên miền “.vn” và dịch vụ số như website, email. - Tổ chức các chương trình truyền thông trên diện rộng: Đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và thu hút sự quan tâm của cộng đồng về chương trình. Sử dụng các kênh truyền thông có đủ phủ lớn báo, đài, hệ thống thông tin cơ sở… - Cải thiện và đồng bộ dịch vụ: Cung cấp dịch vụ số (website, email) miễn phí từ các nhà đăng ký để tăng giá trị sử dụng của tên miền “.vn”. - Triển khai hệ thống đăng ký tên miền miễn phí và dịch vụ số (website, email) đơn giản, thuận tiện và thông suốt cho người dùng, đồng bộ với hệ thống của các Nhà đăng ký.
Cơ hội hiện diện trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp nhanh chóng chưa từng có Với những chính sách mà Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai, có thể nói hiện nay đã hội tụ đầy đủ điều kiện thuận lợi gỡ bỏ những rào cản để người dân doanh nghiệp có thể hiện diện trực tuyến. Ông Nguyễn Hồng Thắng – Giám đốc VNNIC cho biết, những điều kiện thuận lợi đó là: chính sách (miễn phí, lệ phí 2 năm cho người sử dụng), nguồn lực xã hội (các nhà đăng ký tên miền.vn miễn phí 2 năm đối với các dịch vụ số website, email; sự ủng hộ, tham gia vào cuộc của các cấp chính quyền), môi trường xung quanh (hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số diễn ra sâu rộng; nhu cầu hiện diện trực tuyến, xây dựng thương hiệu ngày càng tăng).
Việc đăng ký tên miền và khởi tạo website/email trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Thông thường, người dùng cần có kiến thức, kỹ năng để đăng ký tên miền, thiết lập website, email. Với hệ thống kỹ thuật dịch vụ hiện nay, người dùng đăng ký tên miền và dịch vụ khởi tạo website, email cơ bản trong vòng chưa đến 1 giờ đồng hồ. Quy trình đăng ký nhanh chóng, Hệ thống đăng ký tên miền trực tuyến, miễn phí và dịch vụ số (website, email) thông suốt với giao diện trực quan, đơn giản, thuận tiện. Bên cạnh đó là hệ thống hỗ trợ và chăm sóc khách hàng của các nhà đăng ký toàn diện, chuyên nghiệp, nhanh chóng phục vụ các yêu cầu của khách hàng.
Với những nỗ lực đó, chương trình Phổ cập tên miền quốc gia “.vn” sẽ mang lại cơ hội hiện diện trực tuyến nhanh chóng chưa từng có cho giới trẻ, cho hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những kết quả khả quan ban đầu Kể từ thời điểm chính sách ưu đãi miễn phí cho tên miền “id.vn”, “biz.vn” chính thức có hiệu lực, hiện tại có khoảng 30,000 tên miền “id.vn”, “.biz.vn” đã được đăng ký. Kết quả ban đầu cho thấy dấu hiệu tích cực, chương trình đã mang lại những giá trị thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Một số những trường hợp tiêu biểu có thể kể đến là bạn Nguyễn Minh Khanng, sinh viên chuyên ngành Marketing tại Cao đẳng FPT Polytechnic TP.HCM. Khang chia sẻ rằng, Cuộc thi Personal Branding 4.0 - Tạo dấu ấn cá nhân cùng tên miền quốc gia ID.VN đã giúp bạn biết đến chương trình ưu đãi miễn phí cho “id.vn”. Bạn đã rất hào hứng và đăng ký ngay tên miền “.id.vn” gắn với tên mình để lập website https://nguyenminhkhang.id.vn. Trên website của mình, bạn chia sẻ về hành trình trở thành Digital Marketer, những kỹ năng nổi bật trong quá trình làm việc. Với sự sáng tạo, chuyên nghiệp trong cách thể hiện CV online, bạn Khang đã giành Giải nhì trong cuộc thi này.
Bên cạnh đó, có rất nhiều các bạn trẻ lựa chọn tên miền “id.vn” để xây dựng website dành cho các hoạt động học tập, hoạt động ngoại khóa, các CLB học thuật tại trường Đại học. Bạn Nguyễn Phúc Thái An – thành viên của câu lạc bộ Chứng khoán sinh viên SSC của Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đã lập website http://gofinance-sscneu.id.vn/ để kết nối những bạn trẻ có cùng niềm đam mê, sự nhiệt huyết và mong muốn có cơ hội tiến xa hơn trong lĩnh vực Tài chính - Chứng khoán qua cuộc thi thường niên Go Finance.
Với tên miền “.biz.vn”, đã có rất nhiều những dự án khới nghiệp thành công, hiện diện trực tuyến trên Internet, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh. Công ty TNNHH Thương Mại Nhật Đăng chuyên cung cấp các loại đặc sản Quảng Nam, Quảng Ngãi và Đà Nẵng là một ví dụ điển hình. Với tên miền nhatdang.biz.vn, Công ty đã giới thiệu và bán hàng trực tuyến qua website với hàng chục các sản phẩm địa phương, tiếp cận được với hệ thống khách hàng trên toàn quốc, và cả khách quốc tế. Doanh thu đem lại được cải thiện. Và còn rất nhiều các ví dụ điển hình khác nữa với tên miền id.vn và biz.vn.
Đăng ký ngày tên miền “.vn” để khẳng định thương hiệu trên Internet Với việc Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 826/QĐ-BTTTT phê duyệt chương trình Chương trình thúc đẩy, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh hiện diện trực tuyến tin cậy, an toàn với các dịch vụ số sử dụng tên miền quốc gia .vn ở các tỉnh, thành phố trên cả nước giai đoạn 2024 – 2025, sẽ mở ra hướng đi rộng lớn cho Chương trình trên phạm vi quy mô quốc gia. Bằng cách triển khai quy mô lớn, có sự tham gia, giám sát, thúc đẩy có trách nhiệm của hệ thống chính quyền các tỉnh, thành phố, tin tưởng rằng Chương trình sẽ gặt hái được những kết quả lớn. Việc phổ cập tiên miền quốc gia “.vn” tới người dân, doanh nghiệp đặc biệt là thế hệ trẻ, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng sẽ góp phần cụ thể hóa khát vọng phát triển một Việt Nam số thịnh vượng, an toàn, nhân văn và rộng khắp. Việc đăng ký tên miền “.vn” có thể được thực hiện đơn giản, dễ dàng với 4 bước: Truy cập website tenmien.vn, gõ vào thanh công cụ tìm kiếm tên miền và lĩnh vực của bạn; chọn tên miền biz.vn hoặc id.vn mong muốn đăng ký; chọn nhà đăng ký phù hợp; và cung cấp thông tin xác thực chủ thể để sở hữu tên miền
Chiều ngày 10/7/2024, xã Bắc Phú tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” năm 2024 và ra mắt Chi hội cựu CAND cấp xã, các Tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.
Về dự và giao nhiệm vụ có Đ/c Thượng tá Nguyễn Hữu Đức - Phó Bí thư Đảng ủy - Phó trưởng công an huyện Sóc Sơn; Đ/c Đại tá Trần Minh - Chủ tịch Hội cựu Công an nhân dân huyện Sóc Sơn; Đ/c Lê Minh Xuân - Bí thư Đảng ủy thị xã; Đ/c Nguyễn Văn Duyên - Phó Bí thư Đảng ủy xã - Chủ tịch HĐND xã; Đ/c Nguyễn Hữu Hùng - Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã; cùng các đ/c lãnh đạo UBND, MTTQ xã, các ban ngành, đoàn thể, bí thư chi bộ, trưởng thôn và đặc biệt là sự có mặt của chi hội cựu CAND cấp xã và lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở của xã.
Trong quá trình phát triển, xã Bắc Phú luôn xác định tổ chức hiệu quả Phong trào“Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” là nhiệm vụ hết sức quan trọng góp phần đảm bảo tốt An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phục vụ đắc lực công cuộc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã. Trong những năm qua phong trào có sức lan tỏa mạnh mẽ, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật.
Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và tổ chức xây dựng Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, trong đó lực lượng Công an giữ vai trò nòng cốt.
Đặc biệt, việc thành lập và ra mắt Chi hội Cựu CNND và Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT xã Bắc Phú là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng, nhà nước phù hợp với tình hình thực tế công tác đảm bảo ANTT hiện nay. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt hết sức quan trọng trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là cánh tay nối dài lực lượng hỗ trợ cho Công an xã trong công tác đảm bảo ANTT địa bàn.
Ngày 28/11/2023, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024 (Luật số 30/2023/QH15).
Theo đó, luật đã quy định cụ thể nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở gồm: Hỗ trợ nắm tình hình về ANTT; Hỗ trợ xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; Hỗ trợ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ. Hỗ trợ quản lý hành chính về trật tự XH; Hỗ trợ vận động, giáo dục người đã có hành vi vi phạm pháp luật đang cư trú tại cơ sở; Hỗ trợ tuần tra bảo đảm ANTT, ATGT và thực hiện nhiệm vụ An ninh trật tự khi được điều động.
Trên cơ sở các tiêu chí tuyển chọn, UBND xã Bắc Phú đã thành lập 4 tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở với 12 thành viên, trong đó mỗi tổ có 1 tổ trưởng, 1 tổ phó.
Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT là một trong những lực lượng quần chúng được bố trí ở khu dân cư, làm nòng cốt hỗ trợ công an xã, giúp UBND xã trong bảo vệ ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Lực lượng này được kiện toàn từ công an viên, đội trưởng, đội phó đội dân phòng hoặc được tuyển chọn theo quy định của pháp luật. Đồng thời công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở có ý nghĩa nền tảng hết sức quan trọng, giúp chúng ta nắm bắt, xử lý các vụ việc từ sớm, từ xa và ngay từ cơ sở, không để hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự.
Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) ra đời với sứ mệnh là kênh tương tác số thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền với người dân, các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố.

iHaNoi - tên ứng dụng được ghép từ chữ “i” và tên địa danh Thủ đô “Hà Nội”. Chữ i trong iHaNoi có nhiều ý nghĩa, là chữ cái đại diện cho interconnect (kết nối) và interactive (tương tác) với mục tiêu ứng dụng hướng tới kết nối chính quyền với người dân, doanh nghiệp; giúp cho việc tương tác được nhanh chóng, kịp thời.
“i” - information (thông tin) với ý nghĩa ứng dụng cung cấp thông tin từ đa lĩnh vực, các thông tin bổ ích, được cập nhật nhanh chóng từ cơ quan chính quyền gửi tới người dân. “i” - intelligent (thông minh) với các tính năng trên ứng dụng thiết kế đều hướng tới sự thông minh, tiện lợi cho người sử dụng. “i” - integration (tích hợp, hội nhập) được thiết kế là một nền tảng dữ liệu mở, cho phép dễ dàng tích hợp, chia sẻ thông tin với các hệ thống khác.
Chữ “i” còn là - individual (cá nhân) là mỗi người dân sẽ có kho lưu trữ các thông tin, tài liệu cá nhân để phục vụ việc chia sẻ dữ liệu (khi cần) với các cơ quan nhà nước.
Đồng thời, “i”- innovation (đổi mới) thể hiện nhiều sự đổi mới trong cách thức quản lý, điều hành, tiếp nhận và xử lý các vấn đề trên địa bàn thành phố của cơ quan chính quyền, tạo đột phá về chuyển đổi số, hướng tới thực hiện chuyển đổi số tổng thể và toàn diện. Đặc biệt, “i” trong tiếng Anh cũng có nghĩa là tôi - thể hiện sự kết nối giữa từng người dân với thành phố, thúc đẩy tinh thần cộng đồng và sự sáng tạo trong việc xây dựng một Hà Nội thông minh và phát triển.
Ứng dụng không chỉ hướng tới những người dân Thủ đô, những doanh nghiệp đang kinh doanh, hoạt động trên địa bàn thành phố, mà còn hướng tới những người dân ở tỉnh, thành khác, những du khách trong nước và nước ngoài quan tâm, muốn tìm hiểu về Hà Nội.
Với ý nghĩa đó, iHanoi tạo ra một tên gọi ngắn gọn, dễ nhớ, dễ đọc, dễ viết. Sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống; đồng thời, thể hiện sự pha trộn hài hòa giữa công nghệ hiện đại và văn hóa truyền thống, làm nổi bật sự phát triển và tiến bộ của thành phố.

Ứng dụng iHanoi sẽ có 4 chức năng lớn. Trong đó, “Hanoi Connect”, giúp người dân, doanh nghiệp có thể tương tác với cơ quan chính quyền dễ dàng, thuận tiện hơn. Theo đó, có thể phản ánh hiện trường (gửi phản ánh tới các cấp chính quyền về những vấn đề đời sống dân sinh bức xúc); phản ánh thủ tục hành chính (phản ánh về hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính, các trường hợp xử lý chậm trễ thủ tục hành chính của người dân); đăng ký tiếp công dân - hỗ trợ người dân thực hiện đăng ký tiếp công dân với Ban tiếp công dân thành phố Hà Nội.
“Hanoi Life” nhóm chức năng tiện ích đô thị thông minh với các chủ đề lớn, đa lĩnh vực liên quan đời sống của người dân, gồm:
“Giao thông”: Cung cấp các tiện ích camera giao thông cho phép người dân theo dõi tình hình giao thông tại các tuyến đường thường xuyên tắc nghẽn vào giờ cao điểm để người dân có thể chủ động lựa chọn lộ trình đi phù hợp, tránh ách tắc giao thông; tra cứu các tuyến xe đi từ các bến xe Gia Lâm, Giáp Bát, Mỹ Đình tới các tỉnh, thành phố khác; tra cứu phạt nguội với các loại phương tiện di chuyển gồm ô tô, xe máy, xe đạp điện; gia hạn đăng kiểm tự động một cách nhanh chóng, thuận tiện; bản đồ ngập úng - người dân có thể theo dõi các tuyến đường đang bị ngập úng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
“Y tế”: Cung cấp Sổ sức khỏe điện tử để người dân có thể theo dõi các chỉ số sức khỏe, tiền sử bệnh, thông tin các đợt khám, chữa bệnh, thông tin tiêm chủng tại các bệnh viện công trên địa bàn; tra cứu các cơ sở y tế, mạng lưới nhà thuốc trên địa bàn.
“Giáo dục”: Tra cứu các trường học từ mẫu giáo, mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, liên cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng, đại học tại Hà Nội.
“Môi trường”: Cung cấp thông tin chất lượng không khí tại các khu vực ở Hà Nội và các vấn đề cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe trường hợp chất lượng không khí tại khu vực sinh sống của người dân không bảo đảm.
“Thông tin quy hoạch sử dụng đất”: Người dân có thể tra cứu và xem các thông tin quy hoạch theo vị trí, địa chỉ, thửa đất, địa bàn…
“Du lịch” (Hanoi Maps): Bản đồ du lịch cung cấp các địa điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các địa điểm du lịch tâm linh, địa điểm check-in, các công viên, bảo tàng, khu vui chơi, ẩm thực, lưu trú tại Hà Nội. Người dân có thể tra cứu, xem thông tin về các địa điểm, chỉ đường tới địa điểm.
“Di sản văn hóa”: Bản đồ di tích lịch sử văn hóa giúp người dân có thể tra cứu các địa điểm được công nhận là di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp thành phố…; xem các thông tin lược sử, kiến trúc tại các địa điểm.
“Thanh toán trực tuyến (Hanoi Pay)”: Người dân có thể thực hiện thanh toán phí, lệ phí hành chính, nộp phạt giao thông.
“Nông nghiệp”: Bản đồ OCOP - người dân có thể tra cứu các sản phẩm OCOP theo từng khu vực, xem thông tin sản phẩm, nhà cung cấp sản phẩm; làng nghề - người dân có thể xem thông tin về hơn 300 làng nghề hiện có ở Hà Nội; truy xuất nguồn gốc - người dân có thể quét mã QR trên các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, thực phẩm để xem thông tin sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm.
“Danh bạ đường dây nóng”: Tra cứu các đường dây nóng trên địa bàn và thực hiện gọi tới các đường dây nóng này.
“Giải trí”: Cung cấp tiện ích giải trí TV360, người dân có thể xem các chương trình truyền hình, phim.
“Hanoi News”: Cung cấp tin tức trên ứng dụng về truyền thông, cảnh báo cung cấp các thông tin cảnh báo, tuyên truyền hữu ích từ đa lĩnh vực tới người dân Thủ đô; Tin tức Hà Nội - theo dõi các thông tin về kinh tế, xã hội của Hà Nội qua các Báo Hànộimới, Kinh tế và Đô thị, Nhịp sống Hà Nội, An ninh Thủ đô, Thanh niên, Người lao động, Lao động Thủ đô, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
“Nhóm chức năng sáng kiến, góp ý”: Cung cấp tính năng sáng kiến xây dựng Thủ đô để người dân có thể gửi các ý tưởng, sáng kiến đóng góp cho việc phát triển của Thủ đô...
Bên cạnh đó, ứng dụng iHanoi còn có Hanoi Chat - cung cấp tiện ích trò chuyện trực tuyến, giúp người dân có thể tương tác với người dân; người dân tương tác với các doanh nghiệp; người dân, doanh nghiệp tương tác với các cơ quan chính quyền. Người dân có thể trò chuyện 1:1, hoặc tạo các nhóm trò chuyện, gọi video call, gửi hình ảnh, file, danh thiếp, vị trí hiện tại, lập các khảo sát trong nhóm chat…
Theo Thanh Hà (Báo Hànộimới
Nhằm góp phần xây dựng Thủ đô sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh, thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), UBND huyện Sóc Sơn triển khai tổ chức Cuộc thi xây dựng và giữ gìn “Xã, thị trấn Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”.
Cuộc thi xây dựng và giữ gìn “Xã, phường, thị trấn Sáng-Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn” được tổ chức ở hai cấp huyện và thành phố.
Huyện Sóc Sơn tổ chức phát động và triển khai và yêu cầu 100% các xã, thị trấn tham gia. Việc xây dựng xã, thị trấn tiêu biểu sáng, xanh, sạch, đẹp cần thực chất, nội dung thực hiện sát thực tiễn, có sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư, huy động được sự vào cuộc của đông đảo các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia, tạo phong trào thi đua sâu rộng. Gắn thực hiện cuộc thi với các phong trào đã và đang được triển khai tại cơ sở; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Cuộc vận động xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Dự kiến 9/2024, huyện sẽ khảo sát, đánh giá, chấm điểm và trao giải cuộc thi cấp huyện. Hệ thống giải dành cho xã, thị trấn bao gồm: 01 giải Nhất; 02 giải Nhì; 03 Giải ba và 10 giải Khuyến khích.Trên cơ sở kết quả dự thi cấp huyện, UBND huyện lựa chọn 03 xã, thị trấn tiêu biểu của huyện để đăng ký tham gia cuộc thi cấp Thành phố.
Việc kiểm tra, đánh giá chấm điểm Cuộc thi dựa trên cơ sở các tiêu chí: các tuyến đường trên địa bàn được nhựa hóa, bê-tông hóa đi lại thuận tiện; có hệ thống thoát nước; có biển báo giao thông, biển chỉ dẫn.
Hệ thống điện chiếu sáng bảo đảm an toàn kỹ thuật và đồng bộ về quy cách. Hai bên đường được trồng cây bóng mát, cây xanh, cây hoa, thảm cỏ ở những vị trí đủ điều kiện trồng cây, hoặc trồng trên chậu ở những nơi không đủ điều kiện trồng dưới đất.
Đường, ngõ sạch (không có rác, cỏ dại, bùn đất và nước thải tràn lan), các hộ dân sống hai bên đường chỉnh trang, dọn dẹp nhà ở gọn gàng, ngăn nắp, sạch đẹp; không có tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.
Đường, ngõ được trang trí, treo cờ trong ngày lễ, Tết, các sự kiện lớn; dây điện, dây viễn thông được bó gọn gàng, thẩm mỹ …
Việc tổ chức cuộc thi nhằm mục đích đẩy mạnh phong trào thi đua, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, vai trò tự chủ, tự giác của các các cơ quan, đơn vị, các hộ gia đình và nhân dân trong việc giữ gìn cảnh quan môi trường, trật tự đô thị, gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội, góp phần xây dựng Thủ đô sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh, thiết thực chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô; đồng thời nâng cao chất lượng các phong trào tổng vệ sinh trên địa bàn thành phố. Duy trì hiệu quả, nề nếp việc tổng vệ sinh theo Chỉ thị 04/CT-UBND của UBND thành phố, việc thu gom rác thải tại các khu dân cư, các điểm kinh doanh, cửa hàng, khu vực họp chợ và các điểm công cộng trên địa bàn thành phố.
Dự kiến, lễ tổng kết, trao giải cấp thành phố diễn ra vào tháng 10, 11/2024. Cuộc thi cũng nhằm tiếp tục phát hiện và nhân rộng các mô hình, cách làm hay có sức lan tỏa, có tác động hiệu quả, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc chấp hành các quy định về trật tự đô thị, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường.
Chi tiết tiêu chí chấm điểm tại đây: Tiêu chí chấm điểm
Thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022; Quyết định 363/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình , đồng thời để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc;
Tại Công văn 1461/BVHTTDL-GÐ năm 2024 triển khai Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các bộ, ngành, tổ chức ở trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024 với những nội dung và chủ đề truyền thông như sau:
*Chủ đề truyền thông: “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”.
*Thời gian: từ ngày 01/6/2024 đến ngày 30/6/2024.
*Thông điệp, khẩu hiệu truyền thông:
- Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của toàn xã hội;
- Đầu tư cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững;
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng trong phòng, chống bạo lực gia đình;
- Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật.
- Mọi hành vi bạo lực gia đình cần được phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm.
- Bạo lực là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc ly hôn hiện nay;
- Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi là hành vi bạo lực gia đình;
- Bỏ mặc, không chăm sóc là hành vi bạo lực đối với người cao tuổi;
- Bạo lực gia đình làm suy giảm khả năng học tập và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
*Hình thức truyền thông:
Các hình thức truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình như: mít tinh, hội thi, hội thảo, hội nghị, hội diễn, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề; tuyên truyền trên truyền hình, báo chí, mạng xã hội, tin nhắn điện thoại; treo các băng rôn, áp phích tại cổng cơ quan, tổ chức, nơi tập trung đông người qua lại như khu công nghiệp, trường học, bệnh viện, chợ, trung tâm thương mại và khu dân cư; lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình trong các hoạt động sinh hoạt cộng đồng.
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ho-tro-phap-luat-moi/chu-de-truyen-thong-cua-thang-hanh-dong-quoc-gia-ve-phong-chong-bao-luc-gia-dinh-nam-2024-la-gi-862058-154025.html#google_vignette
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội - Cục Văn hóa cơ sở đã ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Theo Thể lệ cuộc thi, đối tượng tham gia là những họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên trên toàn quốc, công dân Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Kích thước tác phẩm dự thi là 54cm x 79cm. Tác phẩm phải là những sáng tác trong thời gian gần đây, chưa gửi tham gia cuộc thi khác, chưa được phổ biến dưới bất cứ hình thức nào. Tác giả được gửi một hoặc nhiều tác phẩm dự thi.
Tác phẩm dự thi theo 2 hình thức:
Thứ nhất, mỗi tác phẩm dự thi là 1 file kỹ thuật số, định dạng JPG, đảm bảo in chất lượng rõ nét, kích thước từ 54cm x 79cm trở lên, dung lượng từ 5Mb trở lên, độ phân giải 300dpi (mặt trước, bên phải, phía dưới của tác phẩm ghi rõ họ tên, năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, email của tác giả). Tác giả gửi tác phẩm vào địa chỉ Email: phongttcd.vhcs@gmail.com; phongsukientlhn@gmail.com
Thứ hai, tác phẩm được in trên giấy kích thước 54cm x 79cm, phía sau tác phẩm góc bên phải ghi rõ họ và tên; năm sinh; địa chỉ; số điện thoại; email của tác giả. Tác giả gửi tác phẩm qua đường bưu điện hoặc đến gửi trực tiếp tại 2 địa chỉ:
- Phòng Quản lý hoạt động Quảng cáo và Tuyên truyền, Cục Văn hóa cơ sở (86A ngõ III, Lê Văn Hưu 3, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội).
- Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội, Sở VHTT Hà Nội (93 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội)
Thời gian tiếp nhận từ nay đến 17h ngày 30.6.2024.
Nhiệt liệt chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Sóc Sơn lần thứ XI, nhiệm kỳ 2024 -2029
Chào mừng ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LHTN VIỆT NAM XÃ BẮC PHÚ lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029.
Ngày 11/5/2024.
Thanh niên Bắc Phú "Tiên Phong - Đoàn Kết - Đổi Mới - Sáng Tạo"